5 tình huống sư phạm mầm non thầy cô nào cũng gặp phải và cách xử lý
Bạn là một giáo viên mầm non và thường gặp những tình huống sư phạm bất ngờ, hóc búa. Tuy nhiên, có những tình huống bạn không biết xử lý thế nào cho đúng. Dưới đây là 5 tình huống mà 100% giáo viên thường gặp phải, cùng Bút máy thanh đậm Ánh Dương tham khảo ngay nhé!
Trẻ bướng bỉnh, không nghe lời
Tình huống sư phạm: Cô tổ chức cho cả lớp vẽ, khi hết thời gian cô yêu cầu cả lớp cất đồ đạc để chuyển qua hoạt động mới. Tuy nhiên, có 1 học sinh không nghe lời mà vẫn say sưa vẽ. Cô nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng học sinh đó không nghe. Với tình huống này phải làm sao?
Cách giải quyết: Đây là biểu hiện của tính bướng bỉnh ở trẻ mầm non. Bé muốn khẳng định bản thân và làm những điều mà mình thích. Do vậy, thầy cô càng lớn tiếng bé sẽ càng lì và không nghe lời. Cách tốt nhất là hãy nhẹ nhàng ngồi xuống nói chuyện với trẻ. Hãy giải thích là thời gian đã hết. Đồng thời, giới thiệu cho bé hoạt động tiếp theo có nhiều điều thú vị, hấp dẫn hơn.
Đến giờ trẻ không chịu đi ngủ
Tình huống sư phạm: Có rất nhiều em đến giờ đi ngủ mắt vẫn mở và nói chuyện. Với tình huống này thầy cô phải làm gì để trẻ đi ngủ, không làm ảnh hưởng đến các bạn khác?
Cách giải quyết: Ở ngay ngày đầu trẻ đến lớp. Thầy cô phải tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ để có nền nếp. Đến giờ ngủ, thầy cô nên kể chuyện, hát ru nhè nhẹ cho các bé ngủ. Trường hợp đã làm nhiều cách nhưng vẫn có một số em không chịu ngủ. Thầy cô nên tách riêng các em này qua 1 phòng và để chúng chơi một số trò không gây ồn. Ví dụ như: xếp hình, lắp ghép, vẽ… Sau đó, nên trao đổi với quý phụ huynh để bố mẹ đảm bảo số giờ ngủ của trẻ trong ngày.
Trẻ khóc to, không chịu ăn
Tình huống sư phạm: Đến giờ ăn, một số trẻ tìm cách lẫn tránh không chịu ăn. Thậm chí khóc lóc, quậy phá làm ảnh hưởng đến trẻ khác.
Cách giải quyết: Trước tiên thầy cô nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không chịu ăn. Nên khuyến khích, động viên trẻ và dành những lời khen ngợi, phần thưởng để tạo động lực cho trẻ. Nếu trẻ biếng ăn bất thường thầy cô nên thông báo với bố mẹ để cùng phối hợp giải quyết.
Trẻ xảy ra xung đột, đánh nhau
Tình huống sư phạm: Trong quá trình vui chơi, hai trẻ xảy ra xung đột bật ngờ lao vào đánh nhau.
Cách giải quyết: Thầy cô phải tách hai trẻ ra hai nơi riêng biệt. Cho trẻ uống nước để giảm sự tức giận. Sau đó, hỏi từng trẻ nguyên nhân vì sao xảy ra xung đột. Thầy cô nên phân tích nhẹ nhàng, từ tốn lỗi sai của trẻ. Cuối cùng giảng hòa, chỉ cách cho trẻ nói lời xin lỗi.
Tùy vào kinh nghiệm của mỗi thầy cô mà có cách xử lý tình huống sư phạm khác nhau. Tuy nhiên, những tình huống và cách giải quyết trên đã được áp dụng và thành công. Thầy cô có thể tham khảo để biết cách xử lý khéo léo các vấn đề. Với các giáo viên mầm non trẻ, cần phải tìm hiểu nhiều tình huống sư phạm hơn. Để tránh trường hợp bỡ ngỡ, không biết phải xử lý ra sao khi gặp các trường hợp như trên.
Đặt mua và tham khảo các sản phẩm luyện chữ đẹp chính hãng tại website Bút mài thầy Ánh